Trong suốt sự nghiệp của mình, doanh nhân trẻ Nguyễn Tiến Huy từng đưa ra nhiều quyết định mạo hiểm, từ việc từ chối cơ hội sống ở nước ngoài với bố mẹ, bỏ ngang việc học khi đang là sinh viên Trường Đại học Bách khoa TP.HCM và quyết định rời vị trí Giám đốc truyền thông số tại Tập đoàn Truyền thông toàn cầu Ogilvy để khởi nghiệp một công ty sáng tạo.
Được biết, DigiPencil MVV (một trong ba agency thuộc Pencil Group) của anh từng được Báo cáo Về nền kinh tế số của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017 ghi nhận là một trong những công ty tiêu biểu của Việt Nam.
Trong một bài phỏng vấn do Thanh Nhã, thuộc trang tin Doanh nhân Sài Gòn thực hiện, anh Huy chia sẻ hầu hết các quyết định của bản thân đều để thỏa mãn khát vọng sáng tạo:
“Tôi rất sợ cảm giác chán bản thân hoặc chán công việc cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày. Cuộc sống sẽ không còn thú vị nếu mỗi sáng thức dậy trong một căn hộ cao cấp ở Singapore, đón metro đến làm việc trong một văn phòng hiện đại, chiều tối trở về với căn hộ im ắng buồn tẻ. Cuộc sống ở Việt Nam thú vị hơn nhiều, hầu như luôn có một ngày mới mẻ vì không biết điều bất ngờ gì xảy ra”.
Đó cũng là lý do anh cho ra đời công ty sáng tạo của mình với tên gọi Pencil (Bút chì). Giải thích về cái tên, anh Huy cho biết:
“Một ý tưởng bất chợt xuất hiện trong đầu đều có thể dùng chiếc bút chì để phác thảo ngay. Dùng bút chì sẽ không sợ sai, mọi nét đều có thể tẩy xóa hay sửa chữa. Tinh thần sáng tạo thường gắn với biểu tượng bút chì là vì vậy.”
Chia sẻ quan điểm về chìa khóa làm nên thành công của một thương hiệu, anh Huy cho biết:
“Bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển và thành công cũng cần có ba yếu tố chiến lược, đó là: con người – quy trình – công nghệ. Tuy nhiên, dù công nghệ có hiện đại tới đâu và những thay đổi có diễn ra vũ bão như thế nào, thì một “chân lý” có thể làm điểm tựa cho những người làm nghề marketing chính là thấu hiểu con người. Con người là trung tâm của mọi trải nghiệm, cảm xúc, là nguồn cơn của mọi ý tưởng, thông điệp.”
Điểm qua một vài chiến lược truyền thông do Pencil thực hiện cho Juno và Nivea, sử dụng yếu tố “Kết nối con người là chìa khóa làm nên thương hiệu”, bạn sẽ có sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về cách mà Pencil tiếp cận vấn đề của khách hàng.
Juno là một thương hiệu về giày và túi có mức tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên, khách hàng chỉ mua sản phẩm khi có khuyến mãi. Mặc dù giày và túi có chất lượng tốt và rẻ hơn giá trị mà nó mang lại, nhưng đây lại chưa phải là một thương hiệu có tính cách bên trong. Bài toán mà Pencil cần giải quyết là giúp thương hiệu kết nối với khách hàng một cách bền vững, tạo ra những gắn kết mang tính nhân văn.
Theo báo cáo của Epinion thì có khoảng một nửa nam giới cho rằng họ không yêu thích những người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ hoặc ưu tiên sự phát triển độc lập cá nhân. Juno đã dựa vào đó để tạo ra một bộ sưu tập mang tên “Walk Freely” (tạm dịch: Bước đi tự do) lấy cảm hứng từ Mondrian – một họa sĩ Hà Lan rất nổi tiếng. Ông sử dụng các màu sắc và hình khối rất cơ bản để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mà vẫn cho thấy tính nguyên bản. Juno kêu gọi người phụ nữ cứ tự tin trên con đường của mình, họ hoàn toàn có thể độc lập, tự chủ và đối diện với định kiến xã hội, tự tin với vẻ đẹp nguyên bản của mình. Và đôi giày Juno sẽ là biểu tượng cho bước chân của người phụ nữ, tự tin bước về phía trước trên con đường họ chọn.
Trước khi đi sâu vào chiến dịch, Pencil đã chuẩn bị cho mình những hiểu biết sâu sắc:
- Phụ nữ Việt Nam bị gò bó bởi các chuẩn mực xã hội và sự phân biệt giới tính. Họ luôn đấu tranh thầm lặng để lựa chọn cách sống của mình, cố gắng thoát khỏi công thức mà xã hội đã thiết lập cho họ.
- Thời trang & nghệ thuật đều được coi là một phương tiện quan trọng để thể hiện bản sắc riêng.
- Những điều này dẫn đến một ý tưởng lớn là tại sao không ủng hộ quyền tự do theo đuổi lối sống của phụ nữ Việt Nam.
Những gì mà Pencil đã thực hiện:
- Ra mắt bộ sưu tập mới “Walk Freely” tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Việt Nam
- Sử dụng các bài PR, KOL review để nâng cao nhận thức
- Dùng chiêu “chim mồi” để thu hút sự chú ý của TA: thuê người mẫu quảng cáo mặc các trang phục trong bộ sưu tập, chụp ảnh, check-in online tại nhiều điểm trong trung tâm thương mại.
Kết quả mà chiến lược truyền thông mang lại:
- Đạt doanh số hơn 500 triệu đồng (~ $21,000) trong vòng 2 giờ ra mắt
- Đạt doanh số 10.000 máy trong 2 tháng đầu năm
- Trọn bộ sưu tập được nhiều khách hàng order
Với Nivea Men – một sản phẩm được đánh giá cao về mặt tính năng nhưng lại thiếu sự gắn kết về mặt tinh thần. Vì thế, cần tạo ra một câu chuyện gắn kết sản phẩm với người tiêu dùng bằng các giá trị tinh thần.
Số liệu Global Entrepreneurship Monitor cho biết, tỷ lệ mong muốn khởi nghiệp của đàn ông Việt Nam lớn hơn so với mặt bằng chung châu Á, nhưng nỗi sợ thất bại của họ cũng nhiều hơn mức trung bình của các nước khác trong khu vực. Từ đây, Nivea Men xác định vai trò của mình trong câu chuyện trên: khi Nivea Men chăm sóc da mặt cho bạn, sẽ mang đến cho bạn một sự tự tin hơn và bạn có thể đối diện với mọi thất bại và mạnh mẽ “đứng lên”.
Giải pháp
- Đưa ra một định nghĩa cụ thể về “những người đàn ông táo bạo”.
- Trong trang đầu tiên, Pencil đã viết ra cái nhìn sâu sắc mà họ cảm thấy thú vị: một chàng trai trẻ muốn thử, khám phá và làm những điều mới trong cuộc sống của mình nhưng nỗi sợ thất bại đã kìm hãm anh ta lại. Đó là lý do tại sao Pencil xây dựng ý tưởng lớn: Đối mặt với thất bại.
- Lựa chọn những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng đã trải qua nhiều thất bại trước khi thành công để trở thành những “người hùng” của chúng ta trong dự án này: rapper Đen Vâu, cầu thủ bóng đá Đình Trọng và CEO Wefit Khôi Nguyên. Bằng cách chia sẻ những câu chuyện có thật của họ về cách họ đối mặt với khoảng thời gian tồi tệ nhất, cách họ đứng dậy sau những vấp ngã đau đớn, định nghĩa về “người đàn ông dũng cảm” của Pencil giờ đây đã được hình dung một cách cụ thể.
Những gì mà Pencil đã thực hiện:
- Ra mắt series TVC với 3 KOL chính truyền tải thông điệp “Failure is fortune” (tạm dịch: Thất bại là may mắn).
- Tạo video chứng thực để thu thập suy nghĩ của người dùng
- Sử dụng các bài viết PR để nâng cao nhận thức
- Tạo thảo luận xã hội
nguồn: iDesign.vn